Những Rủi Ro Khi Kinh Doanh Trà Sữa Không Phải Ai Cũng Biết

Trong bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng luôn tồn tại giữa cơ hội và thách thức. Mở quán bán trà sữa cũng vậy. Bên cạnh những tiềm năng, chúng ta cũng nên lường trước các khó khăn có thể gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn Những Rủi Ro Khi Kinh Doanh Trà Sữa Không Phải Ai Cũng Biết. Từ đó, giúp doanh nghiệp có phương án xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra. Hoặc bạn cũng có thể dựa trên dự đoán về rủi ro để hoàn thiện sản phẩm, quy trình kinh doanh.

rui-ro-khi-kinh-doanh-tra-sua

Tại sao nên cân nhắc tính rủi ro khi kinh doanh trà sữa?

Kinh doanh trà sữa có lời không? Kinh doanh trà sữa có lãi không? Là những câu hỏi luôn được quan tâm của những người mới khởi nghiệp. Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào cũng luôn tiềm tàng những rủi ro nhất định. Vì thế, việc cân nhắc tính rủi ro trong kinh doanh trà sữa là rất cần thiết. Điều này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như:

  • Các rủi ro có thể xuất hiện theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Dù xảy ra theo mặt nào trong đó, nếu được dự đoán trước, bạn sẽ chủ động hơn trong việc xử lý. Đó có thể là tìm những biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ xấu. Hoặc bạn có thể khai thác chúng tạo nên các cơ hội mới trong kinh doanh.
  • Khi các rủi ro được liệt kê chi tiết sẽ kèm theo là những biện pháp xử lý. Nếu sau đó có phát sinh tình huống thì bạn cũng dễ dàng đối phó kịp thời. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn.
  • Quản trị rủi ro nên được thực hiện trên tất cả các mặt. Mang tính thực tiễn và khả thi khi áp dụng. Hạn chế được những thay đổi bất ngờ, ngoài kế hoạch kinh doanh.
  • Cân nhắc rủi ro khi mở quán trà sữa giúp bảo đảm hoạt động kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi hơn. Từ đó, kết quả nhận về cũng tốt hơn.

Những rủi ro khi kinh doanh trà sữa ai cũng phải biết

Đồ uống dở tệ

Nếu như các yếu tố vị trí mặt bằng, truyền thông, trang trí là yếu tố tạo ấn tượng ban đầu, thu hút khách hàng đến với quán. Thì hương vị, chất lượng đồ uống sẽ là lý do khiến khách hàng tiếp tục quay lại vào những lần sau.

Rủi ro tiềm ẩn ở đây là trường hợp sản phẩm của bạn dở tệ, không ngon hoặc không có gì đặc biệt so với những quán khác. Khách hàng chỉ mua một lần và không có dự định mua thêm lần nào khác. Nguyên nhân có thể là do công thức và cách pha chế của bạn.

Biện pháp giải quyết vấn đề này là bạn nên nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần. Nhằm tạo ra một công thức ngon, mang đặc trưng riêng của quán. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra và đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề cho người phụ trách pha chế. Luôn luôn nếm thử sản phẩm trước khi đưa đến tay người mua hàng.

tra-sua

Đồ uống có chất lượng không đồng đều

Khách hàng mua ly trà sữa đầu tiên thấy ngon, hợp khẩu vị và trở lại mua lần sau. Tuy nhiên, lần này ly trà sữa mà khách nhận được không giống với hương vị trước đó, thậm chí là dở hơn. Lúc này, khách hàng không những thất vọng về ly trà sữa vừa nhận. Mà có thể họ còn nghi ngờ về chất lượng đồ uống. Nếu lần sau mua có ngon hay không? Hoặc họ cho rằng quán bán sản phẩm không uy tín, không chất lượng.

Rủi ro khi kinh doanh trà sữa lúc này là chúng ta vừa mất vị khách đó, vừa mất cơ hội giới thiệu của khách cho người quen biết khác. Nếu tệ hơn, khách sẽ có những đánh giá không tốt về quán khiến những người mua khác cũng quan ngại có nên chọn dùng đồ uống tại đây hay không.

Hướng xử lý vấn đề này là bạn cần có một công thức tiêu chuẩn với định lượng nhất định cho từng đồ uống. Người pha chế phải đảm bảo thực hiện đúng công thức và định lượng đã quy định. Có như vậy, sản phẩm đến tay khách hàng mới có sự đồng nhất và đạt được đánh giá cao.

Nguyên vật liệu đầu vào kém chất lượng

Nguyên vật liệu đầu vào thường bao gồm: nguyên liệu pha trà sữa (trà, sữa, đường), các loại topping, dụng cụ ăn uống, chứa đựng (ly, ống hút, túi nilon,…). Để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận, một số chủ kinh doanh chọn mua nguyên vật liệu giá rẻ với chất lượng thấp.

Rủi ro là sản phẩm làm ra cũng bị giảm chất lượng, hình thức không bắt mắt. Người dùng có thể nhận biết được sự khác biệt và so sánh với những nơi bán khác. Kéo theo số lượng khách hàng giảm, doanh thu giảm.

Chúng ta nên nhập nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Tuy giá cả mua vào có hơi cao hơn. Nhưng chất lượng mang đến cho khách hàng tốt thì họ vẫn chi tiền để sử dụng sản phẩm. Hoặc bạn cũng có thể chấp nhận lợi nhuận ít một chút để có nguồn khách hàng trung thành và ổn định.

nguyen-lieu-lam-tra-sua

Không cập nhật xu hướng trà sữa mới

Hiện nay, trà sữa rất đa dạng và phong phú về hương vị. Nhiều quán kinh doanh trà sữa còn biến tấu cách chế biến hay kết hợp với thực phẩm khác để tạo nên món mới, thu hút người mua.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều chủ kinh doanh đang làm theo kiểu truyền thống. Họ không cập nhật xu hướng mới để có những phản ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ đó, gây sự nhàm chán cho khách hàng bởi thực đơn cũ, phong cách trang trí cũ. Không có gì mới mẻ để hấp dẫn khách hàng so với những quán chịu đầu tư đổi mới.

Để có nhiều công thức pha trà sữa mới lạ, mang đặc trưng riêng, bạn đừng ngại thử nghiệm nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn có thể thỏa sức sáng tạo thêm nhiều loại topping ăn kèm. Đây cũng là điểm cộng mà các tín đồ mê trà sữa quan tâm. Trang trí đẹp, bắt mắt theo xu hướng giúp khách hàng chú ý đến quán của bạn hơn.

Không làm tiếp thị

Việc quảng cáo, tiếp thị là rất cần thiết trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Nếu có chiến lược quảng bá tốt, thương hiệu của quán sẽ dễ nhận biết với khách hàng hơn. Ban đầu là nhận biết, tiếp đến họ sẽ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. Sau đó là giới thiệu cho người xung quanh. Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng của việc làm tiếp thị, ảnh hưởng đến nguồn khách hàng cũng như doanh thu.

Nếu không làm tiếp thị, rủi ro khi mở quán trà sữa có thể gặp là thương hiệu quán ít người biết đến. Ngoài ra, không có chương trình khuyến mãi sẽ không thúc đẩy được nhiều người mua hàng. Hoặc nếu bạn yếu trong việc làm marketing, bạn có thể tiêu tốn nhiều chi phí mà hiệu quả mang lại thấp, không như mong muốn.

Bạn nên tìm tòi, học hỏi thêm cách truyền thông quảng cáo từ người có kinh nghiệm, người thành công. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể thuê ngoài phụ trách mảng này cho quán. Đồng thời, VUAXEDAY gợi ý cho bạn một số chiến lược tiếp thị như: mời dùng thử, chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng kèm, trang trí banner, phát tờ rơi,… để tiếp cận khách hàng.

cach-lam-marketing-khi-kinh-doanh-tra-sua

Hệ thống quản lý tại chỗ yếu kém

Hệ thống quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành quán trà sữa. Bạn nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra cách làm việc của nhân viên. Thứ nhất, bảo đảm nhân viên được đào tạo bài bản về quy trình làm việc. Thái độ khi phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Thứ hai, đảm bảo nhân viên có tính trung thực, giữ gìn tài sản chung của quán. Nếu cách quản lý không tốt có thể dẫn đến những hậu quả như thất thoát tài sản, khách hàng khó chịu về cách phục vụ của nhân viên,… Từ đó, gây mất khách, giảm doanh thu, hao hụt tài sản, nguồn vốn.

Thiếu kế hoạch kinh doanh chi tiết

Khi bắt đầu bán trà sữa, chúng ta nên lập kế hoạch chi tiết. Một bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm: tầm nhìn, mục tiêu, đối tượng, ngân sách, dự báo rủi ro,…

Nếu thiếu hoặc không có bản kế hoạch này, bạn sẽ khó theo dõi tiến độ thực hiện. Không kiểm soát được nguồn vốn. Bạn có thể chi vào các khoản không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc. Trình tự thực hiện các giai đoạn rối loạn và lung tung do bạn nhớ đến mục nào thì làm mục nào. Không có sự phân chia công việc nào cần làm trước, làm sau.

Để giải quyết rủi ro khi kinh doanh trà sữa này, bạn nên có bản kế hoạch chi tiết. Không ngại tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực để sửa đổi, điều chỉnh phù hợp.

Lựa chọn vị trí không phù hợp

Vị trí mặt bằng quyết định 50% khả năng thành công của việc kinh doanh. Nếu quán trà sữa của bạn nằm ở nơi tập trung đông người, bạn sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Lúc này, bạn cũng có thể tận dụng các chiến lược tiếp thị để càng nhiều người biết đến quán hơn.

Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí cũng có nhiều rủi ro. Không phải cứ chọn vị trí đắc địa là được. Bạn cần phải xem xét nguồn tài chính của mình có đáp ứng đủ tiền thuê hàng tháng cũng như tiền cọc khi làm hợp đồng hay không? Nếu chi phí bỏ ra quá nhiều so với mức thu vào, nguồn vốn của bạn sẽ nhanh cạn kiệt. Công việc kinh doanh cũng trở nên thua lỗ. Trường hợp chi phí đầu tư dự kiến cho việc thuê mặt bằng của bạn không nhiều, bạn có thể xem xét các địa điểm trong hẻm, đường nhỏ. Thông qua việc đẩy mạnh làm marketing để tìm nguồn khách hàng.

Bạn có thể tham khảo kỹ hơn về Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh trà sữa tại đây

rui-ro-khi-mo-quan-tra-sua

Chi tiêu vượt mức doanh thu

Mục đích kinh doanh cuối cùng luôn là lợi nhuận. Nếu công việc kinh doanh trà sữa của bạn đang ở tình trạng chi nhiều hơn thu, bạn nên nghiên cứu lại và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. Các vấn đề có thể dẫn đến việc chi tiêu vượt mức dự kiến có thể là lãng phí nguyên vật liệu, thuê nhiều nhân viên so với mức cần thiết, chi các khoản không cần thiết, mức giá bán không hợp lí,…

Để xử lý rủi ro này, bạn nên có quy trình, quy định cụ thể để nhân viên tuân theo. Tính toán kỹ lưỡng lại về mức giá bán ra. Hạn chế mất tiền vào các khoản không có ích lợi gì cho việc kinh doanh của bạn. Cân nhắc lại vị trí nào thực sự cần nhân sự, tránh người làm nhiều, làm ít.

Qua bài viết trên, VUAXEDAY mong rằng sẽ giúp bạn có thêm thông tin về các rủi ro khi kinh doanh trà sữa. Từ đó, hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm và mua xe đẩy bán trà sữa, hãy liên hệ ngay Hotline 0906 516 016 để được tư vấn tận tình nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
VUAXEDAY – làm việc với tất cả tấm lòng!
Hotline: 0906 516 016
Website: Vuaxedaybanhang.vn
Địa chỉ: 541 – 543 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân Bình, HCM.